Trong công nghệ blockchain, thuật ngữ Layer 1 Blockchain ám chỉ đến một cấp độ căn bản trong mạng lưới. Layer 1 cung cấp các dịch vụ cần thiết nhất cho mạng lưới như ghi lại các giao dịch trên sổ cái công khai và đảm bảo an ninh.
Vậy Layer 1 là gì? Các dự án coin tiềm năng trong Layer 1 là những coin nào? Hãy cùng Toplistcoin tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Layer 1 là gì?
Layer 1 Blockchain, hay còn gọi là blockchain nền tảng hoặc là blockchain cơ sở hạ tầng. Đây là công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology – DLT) được thiết kế để ghi lại các giao dịch một cách an toàn trên một sổ cái công khai, không thể thay đổi và không đòi hỏi sự tin cậy.
Ngoài ra, Layer 1 Blockchain được biết đến như một nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển một hệ sinh thái blockchain. Layer 1 hoạt động và đảm nhiệm vai trò như bộ phận xử lý, hoàn thiện các giao dịch on-chain mà không cần sự hỗ trợ của bên thứ 3 hoặc blockchain khác, vậy nên đây là lý do mà các Layer 1 thường được xem là một sổ cái công khai minh bạch.
Bên cạnh đó, Layer-1 Blockchain là hình thức blockchain cơ bản nhất và là nền tảng cho tất cả các lớp blockchain khác. Các Layer 1 thường được gọi là “lõi” hoặc “nền tảng” của các blockchain, vì chúng cung cấp cơ sở hạ tầng cho tất cả các ứng dụng và giao thức khác được xây dựng trên mạng. Chúng đảm bảo duy trì sổ cái phân tán, xác nhận giao dịch và bảo vệ mạng khỏi các hành động độc hại.
Ngoài ra, các Layer 1 blockchain thường sở hữu riêng một native token để làm phần thưởng cho việc vận hành mạng lưới (chạy node), hoặc làm phí gas để chi trả cho mỗi giao dịch.
Bảng giá coin Layer 1
# | Name | Price | Changes 24H | Market Cap | Volume 24H | Available Supply |
---|
Top 7 dự án coin tiềm năng trên Layer 1
Solana (SOL)
Solana là blockchain layer-1 sử dụng kết hợp 2 cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake nhằm giải quyết hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí thấp. Solana là blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới hướng đến mass adoption (áp dụng rộng rãi) cho nhiều trường hợp sử dụng như thanh toán, NFT, gaming,…
Solana được xây dựng từ năm 2017 và chính thức ra mắt vào năm 2020 với tham vọng giải quyết được blockchain trilemma (bộ ba bất khả thi của blockchain) – một vấn đề nhức nhối mà Bitcoin hay Ethereum gặp phải lúc bấy giờ. Solana triển khai đồng thời 2 cơ chế đồng thuận Proof of History, Proof of Stake để tăng khả năng mở rộng và tốc độ xủ lý giao dịch lên đến 65.000 TPS với mức phí chỉ với 0,00025 USD. Từ đây, Solana được xem là một blockchain hiệu suất cao có khả năng thay thế Ethereum trong tương lai và được cộng đồng crypto nhìn nhận là 1 “Ethereum Killer” thế hệ mới.
Avalanche (AVAX)
Dự án Avalanche (AVAX) là giải pháp blockchain Layer 1 được phát triển bởi Ava Labs. Dự án này cho phép khởi chạy các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), tài sản tài chính, giao dịch và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, Avalanche còn là nền tảng mã nguồn mở có khả năng mở rộng cao sử dụng cơ chế Proof of Stake.
Trong Avalanche, ứng dụng phi tập trung có thể phát triển một cách linh hoạt và hiệu quả, tạo ra một môi trường hấp dẫn cho việc triển khai các ứng dụng tiên tiến trong ngành tài chính với mục tiêu trở thành một nền tảng giao dịch tài sản toàn cầu, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo hoặc giao dịch bất kỳ dạng tài sản nào theo cách phi tập trung bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh.
Kaspa (KAS)
Kaspa là một dự án blockchain khá ấn tượng khi kết hợp cơ chế Proof of Work và giao thức GHOSTDAG. Điều này không chỉ là sự đổi mới mà còn tạo ra những đặc tính độc đáo, làm dự án Kaspa trở nên nổi bật hơn trong thị trường tiền mã hóa.
Giao thức GHOSTDAG hoạt động bằng cách không loại bỏ các block được tạo ra trong quá trình xác thực song song, mà thay vào đó, giao thức này cho phép chúng cùng tồn tại và tham gia vào quá trình đồng thuận. Điều này biến Kaspa thành một loại blockchain hướng khối (blockDAG), đây là một sự phát triển tiến bộ từ cơ chế đồng thuận Nakamoto.
Phương pháp này không chỉ đảm bảo an toàn cho hệ thống mà còn duy trì tốc độ xử lý các block cao và thời gian xác nhận giảm xuống mức tối thiểu. Nếu bạn quan tâm đến cấu trúc và hiệu suất của blockchain, Kaspa là một blockchain đầy hứa hẹn.
Kaspa (KAS) không chỉ là một đồng tiền mã hóa, mà còn là một nền tảng Layer 1 đầy tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các Layer 2 trên đó một cách dễ dàng hơn. Với sự kết hợp của độ an toàn, tốc độ và tính năng tiên tiến, Kaspa đang định hình lại cách người dùng nhìn nhận về thị trường tiền mã hóa.
Internet Computer (ICP)
Internet Computer là một nền tảng điện toán đám đông mã nguồn mở được xây dựng bởi DFINITY foundation, được thiết kế để giải quyết một số thách thức lớn phải đối mặt với internet truyền thống ngày nay – chẳng hạn như bảo mật hệ thống kém, độc quyền dịch vụ internet và lạm dụng người dùng cá nhân dữ liệu.
Internet Computer ra đời nhằm mục tiêu xây dựng một mạng internet hiện đại có khả năng lưu trữ thực tế mọi quy mô ứng dụng – từ các hợp đồng thông minh đơn giản và các ứng dụng DeFi đến các nền tảng toàn ngành và hệ thống doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, hệ thống có khả năng lưu trữ “toàn bộ dữ liệu và logic phần mềm của nhân loại trong các hợp đồng thông minh”.
Dự án được thành lập và công bố lần đầu tiên vào năm 2015, và đã tiến hành một vòng gọi vốn trong suốt năm 2018 – huy động được tổng cộng 195 triệu đô la. Sự tăng trưởng và phát triển của Internet Computer hiện đang được giám sát bởi DFINITY Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Zurich, có văn phòng tại Palo Alto, San Francisco, Tokyo và các nhóm từ xa trên toàn cầu.
Sei (SEI)
Sei Network là blockchain Layer 1 được xây dựng dựa trên Cosmos SDK và thừa hưởng các ưu điểm của công nghệ Tendermint. Đội ngũ phát triển tự định vị Sei Network là Decentralized NASDAQ (NASDAQ phi tập trung) nhằm mang đến sự kết hợp liền mạch giữa CeFi và DeFi.
Sei Network là Layer-1 được tạo ra để dành riêng cho DeFi với mong muốn trở thành nền tảng cơ sở cho hệ thống tài chính tương lai. Để làm được điều đó, Sei Network áp dụng cơ chế đồng thuận Twin-Turbo và Parallel Order Execution (Thực thi lệnh song song) để xử lý thông lượng giao dịch (transaction throughput) lên đến 20.000 với thời gian hoàn thành giao dịch (transaction finality) chỉ trong 500 mili giây.
Sui (SUI)
Sui là dự án blockchain được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Move, thứ được tạo ra bởi đội ngũ Diem (stablecoin đã bị Facebook hủy bỏ). Sui được tạo nên với mục đích giải quyết vấn đề mở rộng đa chiều của các blockchain truyền thống giúp tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên và mở rộng thông lượng hoạt động.
Sui thường được so sánh với của Aptos, dự án blockchain từng làm mưa làm gió trên thị trường nhờ vào đợt airdrop khủng cho cộng đồng và cũng sử dụng ngôn ngữ lập trình Move. Ngoài ra, giữa tâm điểm của đợt downtrend năm 2022, Sui cũng đã gọi được hơn 336 triệu USD tiền đầu tư từ các quỹ lớn.
Aptos (APT)
Aptos là một blockchain Layer 1 có khả năng mở rộng cao, độ tin cậy cao và chi phí thấp. Aptos được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ Aptos Labs nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về độ tin cậy, khả năng mở rộng và khả năng sử dụng đã gây khó khăn cho các Layer 1 hiện có.
Aptos được phát triển dựa trên ngôn ngữ Move, ngôn ngữ lập trình được phát triển cho dự án Diem của Meta (Facebook) trước đây tuy nhiên đã bị hủy bỏ vì vấn đề pháp lý. Aptos có thể đạt được hơn 130.000 TPS nhờ vào công cụ thực thi song song (Block-STM) với phí giao dịch thấp.
Trên đây là top 7 dự án coin tiềm năng trên Layer 1 mà người dùng có thể tham khảo để thêm vào danh mục đầu tư của mình. Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ nó đến với mọi người nhé.