Thứ Sáu, Tháng Chín 6, 2024

Funding rate là gì? Hướng dẫn về Funding rate dành cho người mới bắt đầu

Rất nhiều các anh em giao dịch Hợp đồng tương lai (Futures) chắc hẳn không hiểu funding rate là gì và tại sao phí Funding lại cao đến thế. Qua bài viết này mình sẽ giới thiệu và giải thích về Funding rate một cách đơn giản cho những người mới bắt đầu trade hiểu được bản chất của nó.

Funding rate là gì?  

Là tỷ lệ số tiền phải trả khi giá cả giữa thị trường Futures và thị trường Spot khác nhau được gọi là Funding rate. Khi giá ở thị trường Futures cao hơn so với giá ở thị trường Spot thì Funding Rate là số dương, bên đặt lệnh long sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh short. Ngược lại khi giá coin ở thị trường Futures thấp hơn thị trường Spot thì bên đặt lệnh short sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh long, điều này để đảm bảo cho giá của thị trường Futures và Spot không chênh lệch nhau quá xa. Có rất nhiều trader mới hiểu nhầm thị trường Futures và Spot là giống nhau nhưng chúng thực ra là khác biệt. Giao dịch margin mặc dù cũng sử dụng cơ chế đòn bẩy như Futures nhưng thực chất vẫn chung thị trường với giao dịch Spot.

Tại sao Funding rate lại tồn tại?

Giao dịch Futures được định nghĩa là giao dịch kỳ hạn tương lai, là một loại giao dịch cho phép bạn mua một loại tài sản với đòn bẩy ở một giá xác định đã biết trước, giao dịch kỳ hạn tương lai thường thì có thời gian khoảng 1 tháng, 6 tháng hay một năm và bạn buộc phải thanh lý vị thế bất chấp bạn đang lời hay lỗ.

Khác với thị trường Futures thông thường, Futures vĩnh cửu không có điểm hội tụ nên giá cả có thể chênh lệch với thị trường Spot

Với giao dịch futures kỳ hạn vĩnh cửu thì bạn có thể mãi mãi không chốt lệnh, điều này sẽ dẫn đến giá cả giao dịch futures sẽ biến động khác với giá thực tế. Tuy nhiên Funding rate sẽ tạo ra động lực thúc đẩy giá ở thị trường Futures biến động sát với giá của thị trường Spot để đảm bảo lợi ích của các trader.

Mặc dù biểu đồ gần giống nhau, nhưng giá giữa thị trường Spot và Futures có sự chênh lệch nhất định

Hình trên đây là so sánh giữa biểu đồ giá cả của Bitcoin ở thị trường Spot và thị trường Futures ở thời điểm mình viết bài. Có thể bạn thấy chúng rất khá giống nhau nhưng vẫn có một chút chênh lệch nhất định. Giá của Bitcoin Spot là 34363,35 trong khi giá của Bitcoin Futures là 34334,80. Việc giá ở thị trường Futures thấp hơn giá ở thị trường Spot đã khiến cho funding rate là -0.01%. Điều đó có nghĩa là phe short phải trả cho phe long với tỷ lệ 0.01% trên tổng số tiền mà vị thế của mình đang mở

Cách tính toán funding rate khi giao dịch Futures

Với cách tính funding fee thì khá đơn giản, sàn giao dịch cứ mỗi 8 giờ thì sẽ tính funding fee một lần. Tùy theo vị thế bạn đang có mà bạn sẽ được quyết định nhận tiền hay mất tiền, nếu bạn đóng lệnh trước khi funding fee được tính thì bạn sẽ không phải trả khoản phí này (ngược lại bạn cũng sẽ không được nhận). Công thức funding fee được tính như sau:

  • Giá trị vị thế bạn đang mở x funding rate = funding fee.

Ví dụ bạn đang có 10 USD, bạn mở một vị thế giao dịch với đòn bẩy là 10 thì vị thế của bạn là 100 USD, nếu funding rate là -0,035% thì bạn sẽ phải trả khoản tiền là 100 * -0,035% = – 0.035 USD. Nghĩa là bạn sẽ được nhận 0,035$ từ phe short.

Hãy chú ý thời gian đếm ngược (Countdown) cạnh Funding, đó là thời gian đếm ngược tới giờ tính funding fee tiếp theo.

Đối với sàn giao dịch Binance thì funding rate tối đa là 0,5% bất kể chênh lệch thị trường thế nào. Funding rate cơ bản là 0,01% và sẽ tăng lên hoặc giảm đi nếu thị trường Futures và Spot chênh nhau đáng kể. Một ngày bạn phải trả funding fee 3 lần (8 giờ một lần)

Tác động của funding fee đối với trader

Do sự tồn tại của funding fee mà giá cả ở thị trường Futures sẽ đi sát với giá Spot chứ không chênh lệch quá xa. Điều này khiến cho dự đoán của trader không bị sai lệch do khác biệt thị trường.
Nhiều người không thích funding fee nhưng sự tồn tại của nó là cần thiết cho thị trường Futures.
Tuy nhiên khi thị trường hưng phấn hoặc sợ hãi quá độ sẽ khiến cho áp lực trả funding fee khá cao nên bạn cần cân nhắc khi tạo vị thế của mình. Sự tồn tại của Funding fee cũng sẽ tạo ra một số chiến lược trade quanh funding fee giúp thu lãi đáng kể.

Funding rate nói lên điều gì?

Funding rate có mối tương quan rất lớn với tâm lý của các trader. Khi thị trường lạc quan thì funding rate thường dương, và rate càng cao thì càng chứng tỏ thị trường đang rất hưng phấn. Ngược lại cũng đúng, khi funding rate bắt đầu chuyển sang âm thì đồng nghĩa với đa số trader nhận định rằng thị trường sẽ giảm giá. Tuy nhiên đây chỉ là một chỉ số để tham khảo, đám đông không phải luôn luôn đúng.

Lời kết

Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu về funding rate để có chiến lược giao dịch phù hợp cho mình và không còn ghét Funding fee nữa. Vì suy cho cùng đây là một loại phí để bảo vệ thị trường tiền điện tử không bị cá mập thao túng giá quá mức. Hẹn gặp các bạn đọc trong bài viết khác.

BẠN QUAN TÂM
10 mẹo bảo mật đơn giản giúp bạn khi đầu tư Bitcoin, Crypto

Bảo mật là một phần quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử. Toàn bộ tài sản của bạn có Xem thêm

Trader là gì? Có những loại Trader nào và làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp?

Trader là những cá nhân hay tổ chức chuyên thực hiện các giao dịch các loại tài sản như cổ Xem thêm

Ví Bitcoin (Bitcoin Wallet) là gì? Các loại ví Bitcoin được sử dụng nhiều nhất và uy tín nhất năm 2021

Ví Bitcoin (Bitcoin Wallet) là gì? Ví Bitcoin là một dạng phần mềm chuyên dụng để chứa Bitcoin. Tuy khái Xem thêm

Token ERC-1155 là gì? Những tính năng nổi bật của ERC-1155
ERC-1155

ERC-1155 là gì? ERC-1155 là một tiêu chuẩn token kỹ thuật số do Enjin tạo ra có thể được sử Xem thêm

Tìm hiểu về quỹ Multicoin Capital. Danh mục đầu tư của Multicoin Capital có gì?
Multicoin Capital

Sơ lược về Multicoin Capital  Là một trong những quỹ đầu tư vào ngành công nghiệp blockchain hàng đầu trên Xem thêm

Hướng dẫn tham gia IEO dự án Coin98 trên Binance Launchpad
Hướng dẫn tham gia IEO dự án Coin98 trên Binance Launchpad

Tổng quan về Coin98 Nhằm đáp ứng nhu cầu chưa được khai thác trong ngành và trở thành Cổng kết Xem thêm

TOP NHỮNG DỰ ÁN COIN LIST TRÊN SÀN BINANCE
Binance

Binance là sàn giao dịch crypto lớn nhất trên thị trường hiện nay, quy trình coin list trên sàn Binance Xem thêm

Top 5 đồng coin tiềm năng dưới 5$ đáng để Hold năm 2021
Hệ sinh thái Cardano là hệ sinh thái đầy tiềm năng

Năm 2021 là năm mà thị trường tiền điện tử đạt được nhiều kỷ lục chưa từng có, có thời Xem thêm

Top 10 đồng coin nền tảng tiềm năng CÀNG HOLD càng lời trong 2022
Top đồng coin nền tảng tiềm năng CÀNG HOLD

Đầu tư top coin nền tảng hiện nay là một xu hướng vô cùng hot hiện nay, khi trên thị Xem thêm

Top 3 game NFTs KIẾM TIỀN mà không cần bỏ vốn
Game NFTs

Tổng quan về game NFTs Trend Game NFTs đã có từ những cuối năm 2017 với cái tên nổi tiếng Xem thêm

Top 5 This Week

spot_img

Related Posts

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular Articles